Bạn đang chuẩn bị mua điều hòa và phân vân chọn giữa điều hòa Inverter và không Inverter? Bạn đang muốn tìm hiểu sơ đồ mạch điện điều hòa Inverter? Cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về công nghệ tiết kiệm điện này nhé.
Điều hòa Inverter là gì?
Sử dụng công nghệ máy nén biến tần giúp điều chỉnh tốc độ quay của máy nén sao cho phù hợp với công suất làm lạnh. Chính vì vậy, điều hòa Inverter không phải liên tục bật – tắt như điều hòa thông thường, gây lãng phí điện năng.
Video dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về sự khác biệt giữa điều hòa Inverter và không Inverter:
Khả năng tiết kiệm điện
Nhắc đến điều hòa inverter là nhắc đến khả năng tiết kiệm điện. Những chiếc điều hòa inverter thật sự có khả năng tiết kiệm điện từ 30% đến 60% so với điều hòa thường. Tuy nhiên, chỉ khi bạn sử dụng nó trong thời gian dài (khoảng từ 6 tới 8 tiếng trở lên mỗi ngày) với cách lắp đặt hợp lý đúng cách và thiết lập nhiệt độ phù hợp.
Với điều hòa Inverter, khi công suất làm lạnh vừa đủ, máy nén sẽ quay chậm lại, vừa hạn chế lãng phí điện năng vừa giúp nhiệt độ được duy trì ổn định hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của điều hòa Inverter
Ưu điểm
– Làm lạnh nhanh chóng: Điều hòa Inverter với máy nén biến tần, giúp đưa công suất máy đạt đến tốc độ tối đa trong thời gian đầu, đảm bảo làm lạnh nhanh chóng hơn.
– Đảm bảo nhiệt độ ổn định: Nhờ khả năng điều chỉnh công suất làm lạnh tùy ý, những chiếc điều hòa Inverter cũng sẽ duy trì nhiệt độ phòng được ổn định hơn, tránh cho người dùng cảm giác lúc quá nóng hoặc quá lạnh.
– Hoạt động êm ái: Điều hòa Inverter sở hữu khả năng giảm ma sát đến mức tối đa, giúp người dùng luôn cảm thấy yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn trong khi máy hoạt động.
– Bảo hành lâu hơn so với điều hòa thường: Đa số các hãng điều hòa Inverter hiện nay đều có chế độ bảo hành khá lâu đối với máy nén, giúp bạn yên tâm sử dụng sản phẩm điều hòa Inverter ở nhà mình.
Nhược điểm
– Giá thành tương đối cao: Hiện nay, các sản phẩm điều hòa được tích hợp Inverter đều có mức giá tương đối nhỉnh hơn so với điều hòa không Inverter có cùng công suất. Do vậy, bạn cần cân nhắc kỹ để lựa chọn loại điều hòa phù hợp với thu nhập của gia đình mình.
– Chi phí thay thế linh kiện và sửa chữa cao: Vì là dòng điều hòa chứa nhiều vi mạch điện tử hiện đại nên nếu cần sửa chữa hoặc thay thế linh kiện, điều hòa Inverter sẽ tiêu tốn nhiều tiền hơn so với điều hòa thông thường khác.
Sơ đồ mạch điện điều hòa Inverter
Cấu tạo điều hòa Inverter
Muốn hiểu và biết được sơ đồ mạch điện của điều hòa inverter thì trước tiên chúng ta phải nắm chắc được cấu tạo của chúng và các bộ phấn chính của inverter.
Các bộ phận chính của điều hòa inverter bao gồm: Quạt gió, cục nóng, cục lạnh, máy nén, gas, van.
Vậy các bộ phận đó có vai trò và tác dụng gì?
- Cục lạnh điều hòa inverter: Đây là bộ phận được lắp đặt bên trong phòng để làm mát. Chúng có tác dụng hấp thụ nhiệt nóng bên trong phòng để mang nhiệt ra ngoài môi trường, thông qua môi chất thường được gọi là gas.
- Cục nóng điều hòa inverter: Đây là bộ phận đóng vai trò tỏa nhiệt ra bên ngoài môi trường và nó thường được đặt ở vị trí thoáng mát.
- Quạt dàn lạnh và quạt dàn nóng: Đây là bộ phận này đóng vai trò lưu thông khí đi qua dàn lạnh và dàn nóng. Với mục đích mang nhiệt đến hấp thụ ở dàn lạnh và mang nhiệt đi xả ở dàn nóng.
- Nén điều hòa inverter: Bộ phận này đóng vai trò nén môi chất đang ở trạng thái nhiệt thấp và áp suất thấp sang áp suất cao, tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi chất trong đường ống dẫn.
- Van tiết lưu của điều hòa inverter: Bộ phận này đóng vai trò chuyển môi chất từ trạng thái áp suất cao, nhiệt độ cao sang áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
- Gas của điều hòa inverter: Bộ phận này có tác dụng hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh để truyền đến và tỏa nhiệt tại dàn nóng.
Sơ đồ mạch điện điều hòa Inverter 1 chiều
Inverter sử dụng công nghệ nén biến tần, chúng có thể tự điều chỉnh tốc độ quay của nén sao cho phù hợp nhất với công suất làm lạnh. Chính vì thế mà Inverter không cần phải bật tắt liên tục như các dòng điều hòa thông thường khác. Giúp cho người dùng tiết kiệm tối đa điện năng.
Các bước chuẩn bị
Để có thể thực hiện công việc đấu dây điều hòa inverter giữa cục nóng và cục lạnh người dùng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
- Ống đồng máy lạnh
- Ống để dẫn nước từ dàn máy lạnh ra bên ngoài
- CB điện
- Dây điện
- Miếng quấn để cách nhiệt
- Thanh chữ L để kê dàn nóng ngoài trời
Thực hiện đấu dây điều hòa Inverter
Khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết ta tiến hành đấu sơ đồ mạch điện điều hòa inverter theo các bước sau:
Bước 1: Thực hiện mở hộp điện trên dàn nóng
- Hiện nay điều hòa 1 chiếu vẫn được người dùng lựa chọn và sử dụng nhiều. Trong hộp lạnh của loại điều hòa 1 chiều có 5 loại dây đó là: L, N, 1, 2, 3
- Ta ký hiệu L pha nóng và N là pha lạnh thì 1,2,3 sẽ là dây cấp tốc có nhiệm vụ kết nối với 2 dàn lạnh với nhau. Trong đó dây 1 và 2 co nhiệm vụ lấy nguồn từ dàn lạnh, lấy tín hiệu là nhiệm vụ của dây 3. Và dây 1 và L thông mạch với nhau chúng được kết nối với nhau bằng một sợi dây, tương tự như dây L và dây 2 cũng vậy.
Bước 2: Tiếp theo thực hiện nối dây
- Chúng ta phải đánh dấu đầu nối dây điện trước khi đấu nối. Trong dàn nóng có hộp điện được đánh dấu tương tự như dàn lạnh. Việc của chúng ta là đi đấu nối các đầu dây một cách chuẩn xác theo ký hiệu.
- Thật ra các loại máy lạnh hiện đại ngày nay có cấu tạo tương đối như nhau, vì vậy cách đấu điện của các loại điều hòa khác cũng giống như cách đầu điện điều hòa inverter
Sơ đồ mạch điện điều hòa Inverter 2 chiều
Qua đây chúng tôi cũng hướng dẫn người dùng đấu sơ đồ mạch điện điều hòa inverter hai chiều với các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tiến hành thực hiện lắp đặt dàn nóng
Dàn nóng của điều hòa inverter 2 chiều được nâng đỡ bằng giá treo. Chúng ta cần phải đo vị trí để lắp inverter 2 chiều sao cho phù hợp nhất. Sau đó tiến hành đặt máy lên giá, và gắn cố định chân máy vào giá đỡ. Sau cùng chúng ta sẽ lắp ống xả nước dưới đáy dàn nóng.
Bước 2: Thực hiện lắp dàn lạnh
- Cần xác định chính xác vị trị chúng ta đặt dàn lạnh, rồi đấu dây điện.
- Bây giờ thực hiện đấu dây tín hiệu . Tiếp đến nắn ống đồng sao cho ăn khớp với vị trí lắp đặt. Cuối cùng là treo dàn lạnh lên bảng tôn và thực hiện điều chỉnh lại dàn lạnh cho cân bằng.
Bước 3: Thực hiện nối ống đồng
Bước 4: Sau tất cả các bước trên ta tiến hành chạy thử máy điều hòa
Chúng ta cần phải chạy thử để kiểm tra xem, máy inverter sau khi lắp đặt có chạy êm ái không. Nếu thấy chạy ổn và đường thoát nước ở dàn lạnh mà có nước chảy thì chúng ta đã lắp đặt thành công sơ đồ mạch điện điều hòa inverter hai chiều rồi.
Với những thông tin trên đây, Chúng tôi hy vọng bạn sẽ đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho chiếc điều hòa gia đình mình. Cũng như có thể nắm rõ hơn sơ đồ mạch điện của điều hòa Inverter một cách chi tiết nhất.